PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

Logo Mobi
Logo Mobi
Hướng dẫn

** Nếu không có thời gian nhắn tin hãy gọi vào Hotline: 0258 7309 888

** Tiết kiệm chi phí và không phải chờ đợi hãy để lại số điện thoại vào đây

Nhập số điện thoại để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

BỆNH GIANG MAI LÀ GÌ? NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH GIANG MAI?

Ngày đăng : 09-06-2024

Giang mai là bệnh xã hội lây qua đường tình dục nguy hiểm và bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm rất nhanh nên việc trang bị kiến thức về bệnh lý này sẽ giúp mỗi người trong chúng ta chủ động phòng ngừa hoặc có biện pháp xử trí bệnh kịp thời, tránh được sự lây lan hay biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh giang mai là gì và dấu hiệu như thế nào?

BỆNH GIANG MAI LÀ GÌ?

Giang mai là dạng bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền cực nhanh qua đường tình dục, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến cơ quan sinh dục, tiếp sau đó là miệng, da và hệ thần kinh. Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai có sức đề kháng yếu nên nếu ra khỏi cơ thể nó không thể sống quá vài giờ. Bệnh chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn khiến cho xoắn khuẩn thâm nhập qua da/niêm mạc của bộ phận sinh dục từ đó gây bệnh ở vùng bị xây xát rồi đi vào máu và nhanh chóng lây lan ra khắp cơ thể.

CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH GIANG MAI

Các biểu hiện của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và trường hợp nhẹ có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.

Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:

Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.

Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Xuất hiện sẩn như mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.

Các mảng trắng trong miệng, cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và nổi hạch ở cổ, nách và bẹn.

Bệnh giang mai với các dấu hiệu qua từng giai đoạn phát triển như sau:

Giang mai thời kỳ 1: Xuất hiện sau 10- 90 ngày bị lây nhiễm. Biểu hiện lâm sàng gồm săng và hạch.

Săng là vết trợt hình tròn hay hình bầu dục, màu đỏ thịt tươi, nền rắn, cứng như tờ bìa, không đau, không ngứa, không có mủ. Vị trí săng là nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, có thể ở cơ quan sinh dục (quy đầu, thân dương vật, miệng sáo, bìu,... ở nam; môi lớn, môi bé, mép sau âm hộ ở nữ) hoặc ngoài sinh dục (hậu môn, môi, lưỡi, amidan,...)

Hạch xuất hiện sau vài ngày có săng. Hạch rắn, không đau, không hóa mủ, không dính vào nhau và tổ chức xung quanh, di động dễ.

Giang mai thời kỳ 2: Xuất hiện sau 6-8 tuần kể từ khi có săng gồm có giang mai sơ phát, giang mai tái phát.

Giang mai sơ phát có biểu hiện đào ban giang mai, hạch lan tràn toàn thân. Đào ban là các dát đỏ mềm mịn, ranh giới rõ, bề mặt nhẵn, không có vảy, khi mất đi để lại dát tăng giảm sắc tố loang lổ. Hạch lúc này sưng to, lan khắp cơ thể.

Giang mai tái phát là thời kỳ bắt đầu khoảng tháng thứ 4 đến tháng 12 kể từ khi mắc giang mai giai đoạn 1. Các thương tổn giang mai 2 tái phát gồm có đào ban tái phát với ít t hương tổn hơn, nhưng kích thước mỗi vết lại to hơn, khu trú vào một vùng và hay sắp xếp thành hình vòng. Ở hậu môn, âm hộ, các sẩn thường to hơn bình thường, có chân bè rộng, bề mặt phẳng và ướt, có khi xếp thành vòng xung quanh hậu môn, âm hộ.

Giang mai thời kỳ 3: Thời kỳ này thường bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh hoặc xuất hiện sau nhiều năm, thậm chí hàng chục năm sau khi các thương tổn giang mai mới đã bị lãng quên. Ngày nay ít gặp giang mai thời kỳ 3 vì người bệnh thường được phát hiện và điều trị sớm.

BỆNH GIANG MAI LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG NÀO?

Lây truyền qua quan hệ tình dục: Đây là đường lây truyền chủ yếu và đa số các trường hợp mắc bệnh là từ nguyên nhân này. Đa số các cách quan hệ tình dục (đường âm đạo, hậu môn hay miệng) đều là nguyên nhân lây truyền bệnh giang mai.

Lây truyền do tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai qua các vết xước trên da, niêm mạc.

Lây truyền từ mẹ sang con do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập máu thai nhi, nếu người mẹ có thai bị giang mai mà không được điều trị cũng có thể lây truyền cho thai nhi (giang mai bẩm sinh).

Lây truyền do truyền máu hay qua các dụng cụ tiêm, chích bị nhiễm bệnh.

Biết được đường lây truyền của bệnh giang mai, người bệnh chú ý trong việc quản lý bệnh để tránh lây lan, đồng thời những người không mắc bệnh cần có kiến thức để tự bảo vệ mình và người thân khỏi những nguy cơ gây bệnh.

Khi có những dấu hiệu ban đầu hoặc những nghi ngờ về sức khỏe, bệnh nhân nên đến phòng khám chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các xét nghiệm bệnh một cách chính xác. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh.

(*)Lưu ý:Hiệu quả hỗ trợ điều trị tùy thuộc vào cơ địa mỗi người